Trung tâm di sản này tái hiện Trận chiến Pasir Panjang, một trong những trận chiến ác liệt nhất chống lại quân Nhật ở Singapore trong Thế Chiến II.
Cùng khám phá một trong những câu chuyện lôi cuốn nhất về chủ nghĩa anh hùng của Singapore trong Thế Chiến thứ II tại Bảo tàng Reflections at Bukit Chandu.
Nằm giữa khu rừng xanh tươi tốt, bạn sẽ tìm thấy trung tâm di sản này tại một bungalow màu đen trắng có từ thời thuộc địa đã được phục dựng lại.
Bảo tàng chỉ cách địa điểm diễn ra Trận chiến Pasir Panjang một quãng ngắn, nơi 1.400 người lính dũng cảm của Trung đoàn Mã Lai đã kiên cường chiến đấu bảo vệ chiến lũy cuối cùng trước 13.000 binh lính của quân đội Nhật hùng mạnh.
Chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Còn được biết đến với tên gọi Bukit Chandu (có nghĩa là “Đồi Thuốc Phiện” trong tiếng Mã Lai), nơi đây đã từng chứng kiến trận đánh khốc liệt diễn ra vào ngày 14 tháng 2 năm 1942, trong Trận chiến Singapore (Battle of Singapore).
Quân lính của "Đại Đội C" thuộc Trung Đoàn Mã Lai số 1, do Trung úy Adnan Saidi chỉ huy, đã kiên cường bám trụ mặc dù bị áp đảo về mặt quân số, và đã chiến đấu đến cho khi bị giết hại một cách thảm khốc.
Nhân chứng còn sống sót duy nhất của Trung Đoàn Mã Lai là Hạ sĩ Yaako, ông đã giả chết để quân lính Nhật không giết mình.
Lòng dũng cảm của Adnan đã được Chính phủ Anh công nhận sau khi ông hy sinh và đội quân anh hùng của ông được tưởng nhớ vì đã bảo vệ Singapore.
Sống lại tinh thần quật cường
Bạn hãy dành thời gian khám phá trung tâm này và không gian xanh bao quanh của nó.
Các hiện vật lịch sử cùng những triển lãm tương tác tại đây đã dệt nên một câu chuyện thật sống động về lòng can đảm của Trung đoàn Mã Lai số 1 và trải nghiệm chiến tranh của Singapore.
Cùng khám phá một trong những câu chuyện lôi cuốn nhất về chủ nghĩa anh hùng của Singapore trong Thế Chiến II tại Bảo tàng Chiến tranh Reflections ở Bukit Chandu(RBC).
Nằm trong một ngôi nhà kiểu bungalow mang ảnh hưởng của phong cách trang trí art deco và có từ những năm 1930, trung tâm trình diễn này được xây dựng để tưởng nhớ đến Trung đoàn Mã Lai, những người đã anh dũng chiến đấu đến phút cuối cùng chống lại quân đội Nhật Bản trong Trận chiến Pasir Panjang.
Được thành lập lần đầu vào năm 2002, trung tâm này được mở cửa trở lại vào tháng 9 năm 2021 với các đồ tạo tác, vật dụng trưng bày và triển lãm mới, giúp du khách có cái nhìn sâu sắc hơn về câu chuyện hùng tráng vẫn còn dư âm qua nhiều thời đại.
Ngợi ca những con người anh dũng
Bukit Chandu (có nghĩa là “Đồi thuốc phiện” trong tiếng Mã Lai) là địa điểm diễn ra một số cuộc giao tranh ác liệt nhất trong Thế Chiến II, với đỉnh điểm là Trận chiến Singapore (Battle of Singapore).
Ngôi nhà kiểu bungalow RBC chỉ nằm cách Point 226, vị trí quân sự nơi 1.400 người lính cuối cùng của Trung đoàn Mã Lai đã anh dũng chiến đấu chống lại đội quân 13.000 người của Quân đội Đế quốc Nhật Bản hùng mạnh vào ngày 14 tháng 2 năm 1942.
Quân lính của "Đại Đội C" thuộc Trung Đoàn Mã Lai số 1, do Trung úy Adnan Saidi chỉ huy, đã kiên cường bám trụ và chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng mặc dù bị áp đảo về mặt quân số.
Hậu quả của trận chiến là nhiều binh sĩ của trung đoàn đã thiệt mạng vì không chịu cởi bỏ quân phục. Hành động này thể hiện phương châm trung đoàn, đó là ‘Ta’at Setia’ (dũng cảm và chân chính).
Lòng dũng cảm của Trung úy Adnan Saidi đã được Chính phủ Anh công nhận và đội quân hào hùng của ông được tưởng nhớ vì sự hy sinh anh dũng để bảo vệ Singapore.
Lịch sử và chủ nghĩa anh hùng
Khi khám phá Bảo tàng Chiến tranh Reflections ở Bukit Chandu, bạn sẽ được biết thêm nhiều thông tin chi tiết khác nhau về cuộc sống của những người lính anh dũng này, những người đã chiến đấu cho quê hương để làm nên một đất nước sau này.
Khi bước vào khu vực trung tâm, bạn sẽ được chào đón bởi một tác phẩm điêu khắc mô tả đội súng cối của Trung đoàn Mã Lai, một sự tôn vinh dành cho tinh thần quả cảm của họ.
Ở tầng đầu tiên của trung tâm trưng bày, bạn sẽ thấy khu vực triển lãm Bukit Chandu: Battle Point 226. Bao gồm ba phần, triển lãm này mô tả nguồn gốc và trang bị của Trung đoàn Mã Lai, hành động anh hùng của họ trong Trận chiến Pasir Panjang và lòng quả cảm của họ trong suốt giai đoạn sau trận chiến.
Triển lãm này trưng bày nhiều đồ tạo tác khác nhau từ thời đại đầy phong ba bão táp hỗn loạn đó, bao gồm những viên đạn từ trận chiến, hình ảnh Trung úy Adnan trong một cuộc diễu hành nghi lễ và vỏ đạn được phục hồi trong một cuộc khai quật vào năm 2019.
Tầng hai của trung tâm có các phòng trưng bày kể về lịch sử của Bukit Chandu và khu vực xung quanh trong thời kỳ yên bình hơn trước chiến tranh, gồm lịch sử khi còn là một nhà máy đóng gói thuốc phiện và các đồn điền dứa nằm rải rác xung quanh.
Lối vào và vé vào cửa
Để vào cửa suôn sẻ và không tiếp xúc, du khách được khuyến khích đặt trước vé vào cửa qua website của bảo tàng hoặc chatbot.
Miễn phí vào cửa cho công dân và thường trú nhân Singapore (vui lòng xuất trình NRIC trước khi vào cửa).
Để ủng hộ cho địa điểm này, hãy nhớ chọn mua các vật phẩm MUSEUM LABEL được thiết kế đặc biệt, lấy cảm hứng từ bộ sưu tập của bảo tàng.