Tìm hiểu thêm về tinh thần bất khuất của các tù nhân chiến tranh và những người dân thường bị giam giữ trong trại tù Changi trong Thế chiến thứ II qua chuyến đi đến Nhà thờ và Bảo tàng Changi.
Thế Chiến thứ II là một sự kiện thảm khốc đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới.
Ở Singapore, thảm kịch này đặc biệt đau đớn với những Tù Nhân Chiến Tranh (Prisoners-of-War, POW) và những thường dân bị giam giữ tại Nhà tù Changi khét tiếng trong thời gian quân Nhật chiếm đóng. Bảo tàng Changi là một lời nhắc nhở đau buồn về thời kỳ u ám này, và góp phần làm sáng tỏ những sự kiện đầy thương cảm đã diễn ra tại đây từ năm 1942 đến năm 1945.
Bảo tàng mở cửa tại địa điểm hiện tại vào ngày 15 tháng 2 năm 2001, trùng với dịp Kỷ niệm lần thứ 59 ngày Singapore rơi vào tay quân Nhật năm 1942. Tại đây, du khách có thể xem những tấm hình, bức vẽ và thư tay của các tù nhân và tham gia tour có hướng dẫn dài 45 phút quanh địa điểm này. Ở đây cũng có tour hướng dẫn bằng âm thanh nói về trải nghiệm của những người đàn ông và phụ nữ từng bị giam giữ ở Changi.
Địa điểm này nhằm mục đích giáo dục thế hệ trẻ về sự bi thương và hào hùng trong thời kì chiến tranh ở Singapore. Du khách sẽ thấy một bộ sưu tập sách đồ sộ về Changi và trải nghiệm của những tù nhân chiến tranh (POW) ở góc Viễn Đông trong cửa hàng của bảo tàng.
Bảo tàng Changi đóng vai trò là một không gian nơi mà những tù nhân chiến tranh (POW) cũng như tù nhân thường dân và gia đình họ có thể hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại. Bảo tàng này đã thu thập gần 5.000 hồ sơ vào một cơ sở dữ liệu trực tuyến cho phép tìm kiếm, ghi lại thông tin của những tù nhân thường dân có đăng ký bị giam giữ ở Singapore trong suốt giai đoạn quân Nhật chiếm đóng.
Sau khi tham quan bảo tàng, du khách có thể đi thăm các khu di tích lịch sử và địa điểm tham quan khác nằm rải rác trong khu vực lân cận, bao gồm khu Changi Village, Bãi biển Changi, Nhà tù Changi cũ và khu Selarang Barracks.
Thế Chiến thứ II là một sự kiện thảm khốc đã ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người trên khắp thế giới. Nhà thờ và Bảo tàng Changi làm sáng tỏ thời đại đầy phong ba bão táp này, cũng như các sự kiện xảy ra ở Singapore từ năm 1942 đến năm 1945, trong thời kỳ quân Nhật chiếm đóng.
Được khánh thành vào ngày 15 tháng 2 năm 2001 – trùng với ngày Singapore rơi vào tay Quân đội Hoàng gia Nhật Bản – không gian này bày tỏ lòng tôn kính đối với các tù nhân chiến tranh (POW) và những người dân thường bị giam giữ tại trại tù Changi.
Đóng cửa để trùng tu cơ sở hạ tầng vào năm 2018, bảo tàng đã mở cửa trở lại vào ngày 19 tháng 5 năm 2021 và liên tục phát triển để truyền tải nhiều câu chuyện của lịch sử.
Câu chuyện về sức mạnh giữa khổ đau
Không chỉ là một lời nhắc nhở nghiêm túc về sự tàn khốc của chiến tranh, Nhà thờ và Bảo tàng Changi là minh chứng cho tinh thần bất khuất của con người.
Nhờ có sự đóng góp và những khoản vay từ các gia đình của những tù binh, bảo tàng hiện trưng bày 114 đồ tạo tác trên tám khu triển lãm và đi sâu khai thác cuộc sống hàng ngày, cuộc đấu tranh và giải phóng của những tù binh sau khi chiến tranh kết thúc.
Bốn khu đầu tiên của bảo tàng ghi lại quá trình phát triển của Changi từ thế kỷ 19 đến những năm 1920, sự sụp đổ của Singapore trong Thế chiến thứ II, và cuộc sống của những người lính và tù nhân chiến tranh bị giam giữ tại Changi.
Bốn khu sau đi sâu khám phá nhiều hơn cuộc sống hàng ngày của những tù binh, ghi lại khả năng bền bỉ và sáng tạo của họ trong gian khó, tiếp đến là quá trình giải phóng và di sản của họ sau chiến tranh.
Lịch sử, gian khổ và chủ nghĩa anh hùng
Không những ghi dấu lại bối cảnh và giai đoạn lịch sử rộng lớn, không gian này cũng tập trung một cách tường tận vào câu chuyện của những những tù binh tại Changi.
Một buổi trình chiếu tái hiện bối cảnh lịch sử của Changi, từ bầu không khí bình dị trước chiến tranh của khu vực này cho đến khi bắt đầu thời kỳ chiếm đóng của quân Nhật kéo dài ba năm rưỡi.
Phòng giam Changi Gaol được tái tạo lại của bảo tàng, cho phép du khách xỏ chân vào những đôi giày của tù bình và hiểu được không gian chật chội mà họ bị giam cầm. Những đoạn ghi âm được tái hiện lại của các cuộc trò chuyện giữa họ mang đến một cái nhìn khái quát về cuộc sống hàng ngày và điều kiện sống của họ.
Trong số 114 đồ tạo tác được đặt tại Nhà thờ và Bảo tàng Changi, 82 món đồ được trưng bày lần đầu tiên và trong đó có 37 món đồ được người dân quyên tặng và cho mượn.
Những món đồ tạo tác được trưng bày bao gồm một cuốn nhật ký dài 400 trang và bản sao của các bức tranh tường ở Changi, do Bombardier Stanley Warren vẽ và khắc họa các cảnh trong Kinh thánh. Du khách cũng sẽ thấy những đồ vật hàng ngày được những tù binh che giấu một cách cẩn thận, chẳng hạn như máy ảnh Kodak Baby Brownie và hộp diêm có mã morse được giấu kín.
Ngoài việc là lời nhắc nhở sâu sắc về quá khứ, bảo tàng này còn là nơi lưu trữ cơ sở dữ liệu của hơn 50.000 tù nhân chiến tranh và tù nhân là dân thường. Du khách có thể thoải mái đóng góp vào kho lưu trữ những câu chuyện này, để giúp cho di sản của những người đã đi qua cổng Changi còn trường tồn mãi.
Lối vào và vé vào cửa
Có thể tham gia các tour tham quan không gian bảo tàng có hướng dẫn viên miễn phí bằng cách đăng ký trước và du khách có thể khám phá Nhà thờ và Bảo tàng Changi. Xin lưu ý rằng quy mô đoàn tham quan phải tuân theo các biện pháp giãn cách an toàn hiện hành.
Du khách nên đặt trước vé vào cửa qua trang web của bảo tàng hoặc chatbot. Du khách đặt vé qua chatbot có thể tham gia các tour thuyết minh bằng âm thanh và hướng dẫn viên ảo cho các địa điểm Thế chiến thứ II ở các khu vực lân cận.
Trước khi rời đi, hãy nhớ tìm những món hàng tại cửa hàng MUSEUM LABEL.