Lấy cảm hứng từ bức tranh sinh động về tôn giáo, văn hóa và cộng đồng, kiến trúc của Singapore là sự tổng hòa của những ảnh hưởng đa dạng. Nhà thờ, đền thờ Hồi giáo, giáo đường Do Thái và những ngôi chùa do những người định cư đầu tiên của Singapore xây cất nên đã giúp cảnh quan thành phố của chúng tôi trở nên vô cùng sống động với những sắc thái và diện mạo đa dạng. Hãy ghé thăm những địa điểm tôn giáo mang tính biểu tượng này để trân trọng các phong cách kiến trúc khác nhau như phong cách bản địa, phục hưng và đương đại, đồng thời hiểu sâu hơn về lịch sử và văn hóa của Singapore.
Phong cách bản địa
Tìm về cội nguồn của Singapore bằng cách ghé thăm những ngôi chùa có lối kiến trúc chịu ảnh hưởng trực tiếp từ phong cách kiến trúc bản địa của Ấn Độ hoặc Trung Quốc.
Đền thờ Hồi giáo Sri Mariamman (Phong cách Dravidian)
Tháp cổng gopuram (cổng vào tháp lớn) sáu tầng tinh xảo trên mặt tiền của ngôi đền mang tính biểu tượng này, được xây dựng theo phong cách kiến trúc Dravidian và trang trí bằng các nhân vật thần thoại của đạo Hindu. Phía sau lễ đường chính là một số phòng nhỏ hơn có điện thờ nhiều vị thần khác nhau. Là ngôi đền Hindu lâu đời nhất ở Singapore, Đền thờ Hồi giáo Sri Mariammanđóng đóng vai trò là điểm sinh hoạt cộng đồng của người theo đạo Hindu. Nơi đây thờ Nữ thần Mariamman, một vị nữ thần nổi tiếng với quyền năng chữa lành các loại dịch bệnh.
Đền thờ Sri Mariamman. 244 South Bridge Road, Singapore 058793.
Gần trạm MRT Chinatown.
Đền thờ Sree Ramar (phong cách Dravidian)
Mặc dù có lối kiến trúc tương tự như của Đền thờ Hồi giáo Sri Mariamman (phong cách Dravidian), Sree Ramar sở hữu những đặc điểm độc đáo riêng, Ngoài những bức tượng của các vị thần trong đạo Hindu như Rama, ngôi đền này còn là nơi có bức tượng Phật Tổ và Quan Âm (Phật Bà Quan Âm). Điều này phản ánh phong cách đa tôn giáo của Singapore.
Đền thờ Sree Ramar. 51 Changi Village Road, Singapore 509908.
Gần trạm MRT Tanah Merah
Chùa Thian Hock Keng (Trung Hoa)
Chùa Thian Hock Keng (hay còn gọi là “Chùa Thiên Phúc Cung”) là ngôi chùa Trung Hoa cổ nhất ở Singapore và nơi đây thờ Mẫu Tổ, Thủy Cung Thánh Mẫu. Những người Hoa nhập cư đầu tiên thường đến tạ ơn Thánh Mẫu vì bà đã phù hộ cho họ đến nơi an toàn, vượt qua hành trình trên Biển Đông dậy sóng. Chiêm ngưỡng phong cách kiến trúc Phúc Kiến độc đáo của ngôi đền, nổi bật với các tác phẩm điêu khắc trạm trổ hình rồng và các vị thần được đẽo gọt công phu, cũng như những mảnh sứ đầy màu sắc trên các đường gờ mái. Thông tin thú vị: Kiệt tác kiến trúc này được tạo nên mà không cần dùng đến một chiếc đinh nào và hiện đã được công nhận là di tích quốc gia.
Chùa Thian Hock Keng. 158 Telok Ayer Street, Singapore 068613.
Trạm MRT Near Telok Ayer.
Chùa Răng Phật (Trung Hoa)
Được hoàn thành vào năm 2007, ngôi chùa Phật giáo này mang nét đẹp thẩm mỹ quyến rũ của một thời quá khứ. Lối kiến trúc tuân thủ nghiêm ngặt phong cách chùa chiền bắc Trung Hoa hoàn mỹ hơn với các chi tiết thời nhà Đường. Đây là kết quả của nhiều phong cách thể hiện. Trụ trì của ngôi chùa này đã vô cùng khắt khe khi nghiên cứu về kiến trúc của ngôi chùa: Ông đảm bảo kiến trúc của ngôi chùa này phải tuân thủ truyền thống để thể hiện tinh thần di sản Trung Hoa của Singapore và tôn trọng khu vực Chinatown nằm kế bên.
Chùa Răng Phật. 288 South Bridge Road, Singapore 058840.
Gần trạm MRT Chinatown.
Phong cách phục hưng
Đây là phong cách kiến trúc nổi bật ở Singapore và du khách vừa có thể chiêm ngưỡng những nét đẹp của chủ nghĩa phục hưng tại những nơi thờ phụng này vừa được khám phá tầm quan trọng về văn hóa và lịch sử của những địa danh này.
Nhà thờ St Andrew (Tân Gothic)
Nhà thờ Anh giáo lâu đời nhất ở Singapore được xây dựng trên phần đất do một người định cư Ả Rập hiến tặng, và địa danh này được cho là lấy cảm hứng từ thiết kế của một nhà thờ Anh thế kỷ 13. Ba cấu phần chính của nhà thờ này tạo nên mối quan hệ với Nhà thờ Anh: Canterbury Stone, Coventry Cross và Coronation Carpet.
Nhà thờ St Andrew. 11 St Andrew's Road, Singapore 178959.
Gần trạm MRT City Hall.
Giáo đường Do thái Chesed-El Synagogue (Phong cách phục hưng)
Được thiết kế theo phong cách Palladian, và là công trình được xây dựng sau trong số hai giáo đường Do Thái ở Singapore, Giáo đường Do thái Chesed-El Synagogue là sự phục hưng các nét kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại theo phong cách thời Phục Hưng. Điểm đặc trưng của phong cách này là những mái vòm, cột trụ theo kiến trúc Corinth và phần hiên có mái che ban đầu được sử dụng để cho xe ngựa kéo đi qua. Một trong những thành viên lỗi lạc nhất của cộng đồng Do Thái địa phương là David Marshall quá cố, người đã có công trong công cuộc đấu tranh giành độc lập của Singapore.
Giáo đường Do thái Chesed-El Synagogue. 2 Oxley Rise, Singapore 238693.
Gần trạm MRT Dhoby Ghaut và Somerset.
Đền thờ Sultan Mosque (phong cách phục hưng Indo-Saracenic)
Đền thờ hồi giáo Masjid Sultan hiện tại được hoàn thành vào năm 1932 và mang tất cả các dấu ấn của phong cách Indo-Saracenic, một phong cách Anh Ấn kết hợp ảnh hưởng truyền thống của người Ba Tư, Moor và Thổ Nhĩ Kỳ. Hãy quan sát kỹ và bạn sẽ thấy những chai thủy tinh trang trí dưới đáy mái vòm – giải pháp thiết kế này cho phép tất cả các thành viên của cộng đồng Hồi giáo đều có thể đóng góp vào việc xây dựng nhà thờ Hồi giáo này.
Đền thờ Sultan Mosque. 3 Muscat Street, Singapore 198833.
Gần trạm MRT Bugis.
Phong cách đương đại
Khám phá cách thức những nền tôn giáo cổ xưa được kết hợp nhuần nhuyễn vào cảnh quan thành phố hiện đại của đất nước Singapore chúng tôi. Những địa điểm tôn giáo lịch sử này đã nổi danh và giành giải thưởng cho các thiết kế đương đại nổi bật của chúng.
Đền thờ Assyafaah Mosque (Phong cách đương đại)
Được mở cửa vào năm 2004, địa danh này trông không hề giống một nhà thờ Hồi giáo, và điều này là hoàn toàn có chủ đích. Forum Architects đã cố tình không sử dụng các mái vòm, vòm và tháp theo nghĩa đen để tìm kiếm bản sắc của Singapore đương đại, không giống như các nhà thờ Hồi giáo địa phương khác dựa trên những mẫu nhà thờ Trung Đông. Với phong cách này, kiến trúc tập trung vào "sự tĩnh lặng", "tính tâm linh" và "tính thống nhất", lấy ánh sáng tự nhiên là phương thức thể hiện chủ đạo. Công trình này đã giành giải thưởng Chicago Athenaeum International Architecture Award vào năm 2008.
Đền thờ Assyafaah Mosque. 1 Admiralty Lane, Singapore 757620.
Gần trạm MRT Sembawang.
Nhà thờ Church of the Blessed Sacraments (Phong cách hậu hiện đại)
Được hoàn thành vào năm 1965 bởi Công ty Van Sitteren and Partners, nhà thờ Công giáo này được người dân địa phương biết đến nhờ mái bằng đá phiến màu xanh lam nổi bật: Công trình có hình một cái lều mang phong cách gấp giấy origami, tượng trưng cho ‘lều hội ngộ’ trong Cựu Ước. Một đặc điểm kiến trúc đáng chú ý khác của nhà thờ này là phần nội thất. Cung thánh chính được xây dựng theo hình cây thánh giá, và bốn điểm tiếp giáp với mái của lễ đường được ốp bằng kính. Kỹ thuật này cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu rọi rực rỡ vào nội thất .
Nhà thờ Church of the Blessed Sacraments. 1 Commonwealth Drive, Singapore 149603.
Gần trạm MRT Commonwealth và Queenstown.